Hiện nay, việc ứng dụng công nghệ vào giảng dạy đã mở ra một loạt hình thức học khác nhau, mang đến sự đa dạng và phong phú cho quá trình học tập. Trong số đó, blended learning và hybrid learning đang là hai phương pháp học phổ biến và được biết đến trên toàn cầu. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn vướng mắc trong việc phân biệt hai khái niệm này. Vậy, bạn đã hiểu rõ blended learning và hybrid learning là gì chưa? Hãy cùng Nettop khám phá và tìm hiểu sự khác biệt giữa hai phương pháp học tập này ngay trong bài viết dưới đây!
1. Blended learning
Khái niệm:
Blended learning là mô hình học tập sáng tạo kết hợp giữa học truyền thống và học trực tuyến thông qua sự kết hợp linh hoạt giữa lớp học truyền thống và các hoạt động học trực tuyến. Học viên sẽ được tham gia vào các buổi học trực tiếp tại lớp học truyền thống, kết hợp với việc tiếp cận nội dung qua các nền tảng học trực tuyến, video giảng dạy, bài giảng ghi âm, hay thậm chí là các trò chơi giáo dục. Điều này giúp tăng tính tương tác, sự tham gia và tự điều chỉnh thời gian học tập của học viên.
Lợi ích:
Giống như các phương pháp học tập khác, blended learning cũng mang lại nhiều lợi ích cho học sinh. Một số lợi ích có thể được kể đến đó là:
- Tiết kiệm chi phí
Blended learning mang đến lợi ích về chi phí đào tạo và học tập. Đối với nhiều tổ chức, hình thức này góp phần giảm thiểu các chi phí liên quan. Điều này thể hiện ở việc giảm tổn thất về tiền bạc khi trả cho người hướng dẫn, một mảng chi phí quan trọng. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở đó, mà còn giúp tiết kiệm chi phí về lưu trú và di chuyển cho người hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho cả học viên và giảng viên trong quá trình học tập và giảng dạy.
- Nâng cao chất lượng học tập
Một lợi ích khác của blended learning là cho phép học sinh học tập theo tốc độ của riêng mình. Điều này cũng giúp tăng cường khả năng ghi nhớ của học sinh. Ngoài ra, đối với lớp học trực tuyến, học sinh sẽ tự hướng dẫn bản thân về “cái gì” và “cách” học tập. Còn đối với học truyền thống, học sinh sẽ phải tham gia trực tiếp tại lớp học, nơi họ sẽ được giảng dạy trực tiếp bởi giáo viên. Từ đó, học viên sẽ chủ động hơn với việc học tập của bản thân cũng như được tiếp cận tài liệu học phong phú từ nhiều nguồn học tập khác nhau.
Xem thêm: Blended Learning là gì? Các mô hình và lợi ích của blended learning đối với đào tạo nhân sự.
2. Hybrid learning
Khái niệm:
Hybrid learning là mô hình học kết hợp giữa học truyền thống và học trực tuyến một cách hoàn toàn song song và đồng thời. Học viên có thể lựa chọn tham gia vào lớp học trực tuyến hoặc học tại lớp học truyền thống, tùy vào thời gian biểu và sở thích cá nhân của mỗi người. Hiểu một cách đơn giản, phương pháp hybrid learning cho phép một số học viên tham gia lớp học trực tiếp, trong khi những người khác có thể tham gia lớp học trực tuyến từ bất kỳ đâu.
Lợi ích:
Hybrid learning mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho cả học viên và người hướng dẫn. Cụ thể, dưới đây là hai lợi ích chính mà phương pháp học tập này mang lại:
- Tính linh hoạt
Một điểm đáng lưu ý của hybrid learning là tích hợp tốt giữa học tập trực tuyến và truyền thống. Học viên có thể linh hoạt chuyển đổi giữa hai hình thức học tập này, tùy chỉnh phong cách học tập phù hợp với nhu cầu và lịch trình cá nhân của mình. Điều này đặc biệt hữu ích đối với những người có lịch trình bận rộn, giúp họ duy trì việc học tập một cách liên tục mà không bị gián đoạn.
Hybrid learning đem lại ba trải nghiệm chính cho học sinh, cho phép họ tham gia lớp học trực tiếp, trải nghiệm học tập thực nghiệm và tiếp cận các khóa học trực tuyến theo thời gian linh hoạt. Điều này giúp học sinh có khả năng kiểm soát bài giảng và linh hoạt hơn trong việc quản lý thời gian học tập, từ đó nâng cao hiệu quả học tập của họ.
Ngoài ra, sự phát triển của công nghệ và hạ tầng mạng đã mang lại trải nghiệm học tập trực tuyến tốt hơn, đảm bảo chất lượng bài giảng và tương tác giữa học viên và người hướng dẫn. Điều này đảm bảo rằng người học vẫn nhận được sự hỗ trợ và giám sát từ người hướng dẫn, dù cho họ học tập từ bất kỳ đâu và vào bất kỳ thời điểm nào.
- Tiết kiệm chi phí
Một trong những hạn chế của hình thức học truyền thống là yêu cầu học viên di chuyển đến lớp học, mà điều này không chỉ tốn thời gian mà còn tạo thêm chi phí cho việc di chuyển. Điều này đã được giải quyết bởi hybrid learning. Với sự tiện lợi của học tập trực tuyến, học viên có thể tiết kiệm được chi phí di chuyển và thời gian của mình. Bằng cách học tại nhà và tham gia vào bài giảng trực tuyến, họ không chỉ tiết kiệm chi phí mà còn được tận hưởng môi trường học tập thoải mái và hiện đại.
Xem thêm: Áp dụng eLearning trong Blended learning hiệu quả
Tổ chức học trực tiếp trong Blended Learning (Học tập kết hợp) như thế nào để tạo cộng hưởng tối ưu?
3. Phân biệt blended learning và hybrid learning
Nhiều người thường sử dụng hai thuật ngữ hybrid learning và blended learning một cách hoán đổi. Tuy nhiên, đây là hai thuật ngữ mang ý nghĩa khác nhau.
Sự khác biệt chính giữa hai phong cách học tập này là blended learning hoạt động bằng cách kết hợp hai yếu tố: học tập trực tuyến và học tập truyền thống. Còn về hybrid learning, nó hoạt động bằng cách cho phép học sinh chọn liệu họ học trực tiếp hay tham gia trực tuyến. Đơn giản là thay vì đến lớp học, một số học sinh, đặc biệt là những người sống cách xa nơi giảng dạy, có thể quyết định ở nhà và tham gia qua internet.
4. Ví dụ
Để bạn có thể hoàn toàn hiểu được sự khác nhau giữa hình thức học tập blended learning và hybrid learning, Nettop sẽ đưa ra một ví dụ cụ thể làm rõ. Giả sử bạn Huyền và Thúy là 2 học viên tham gia lớp học đào tạo văn hóa doanh nghiệp. Thúy và Huyền sẽ phải tham gia lớp học vào lúc 17:00. Thúy sắp xếp thời gian để tham gia lớp học trực tiếp trong khi Huyền lại thích học online ở nhà bằng cách đăng nhập hệ thống LMS của công ty. Bài giảng và tài liệu học tập được cung câos trên LMS và tất cả học viên đều có quyền truy cập. Như vậy, hình thức học tập hybrid learning giúp Thúy và Huyền dễ dàng tham gia cùng một bài giảng mà họ thích.
Với hình thức học tập blended learning, Thúy và Huyền sẽ không có lựa chọn chỉ tham gia lớp học trực tuyến hay truyền thống. Khi học tập theo hình thức blended learning, Thúy và Huyền sẽ phải tham gia cả lớp học trực tuyến và trực tiếp được thiết kế theo chương trình học.
Tóm lại, blended learning và hybrid learning đều là những mô hình học tập tiên tiến, được áp dụng rộng rãi trên toàn cầu. Sự khác biệt giữa hai phương pháp này nằm ở cách thức kết hợp giữa học truyền thống và học trực tuyến, cũng như mức độ linh hoạt trong việc lựa chọn hình thức học tập. Hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ và phân biệt được hai hình thức học tập này.
Xem thêm: Bật mí 5 bước thiết kế Blended Learning tinh gọn, hiệu quả
Nếu bạn đang quan tâm đến việc phát triển mảng đào tạo nhân sự trong doanh nghiệp, muốn dần số hóa các tài liệu đào tạo và cần hệ thống LMS để triển khai blended learning, hybrid learning hoặc các công cụ soạn thảo eLearning như Articulate, Vyond,… thì Nettop có thể tư vấn và cung cấp đầy đủ cho doanh nghiệp của bạn. Hãy liên hệ với Nettop ngay qua địa chỉ email nettopco@gmail.com hoặc số hotline 0912272725.