Khi nghĩ về đạo đức trong thiết kế các khóa đào tạo, nhiều người có thể ngay lập tức liên tưởng đến các khóa học với chủ đề nhạy cảm. Chắc hẳn sẽ chẳng ai tạo ra một khóa học về “cách cướp ngân hàng” hay “cách biển thủ tiền từ công ty”. Dù vậy, đây không phải là vấn đề mà bài viết muốn đề cập.
Bài viết này không bàn đến việc liệu một chủ đề đào tạo có phù hợp với chuẩn mực đạo đức cá nhân của bạn hay không. Ví dụ: một người ăn chay có thể từ chối thiết kế khóa học cho một hội săn bắn, hay một cá nhân ủng hộ phong trào bảo vệ sự sống có thể không nhận thiết kế nội dung cho các phòng khám phá thai. Quyết định đó thuộc về quyền lựa chọn cá nhân của họ.
Điều mà bài viết muốn hướng đến là đạo đức nghề nghiệp trong lĩnh vực thiết kế đào tạo. Như Cathy Moore đã chỉ ra trong cuốn Map It:
“Thiết kế đào tạo không được coi là một nghề thực sự bởi vì chúng ta thiếu một bộ quy tắc đạo đức chung. Việc tạo ra các khóa học chỉ để đáp ứng yêu cầu, mà không giải quyết được vấn đề thực sự, điều đó phi đạo đức chẳng khác nào tự kê đơn thuốc theo yêu cầu khách hàng mà không có chỉ định từ bác sĩ. Tuy nhiên, điều này lại trở nên phổ biến và gần như được chấp nhận trong lĩnh vực của chúng ta.”
Thực tế, nhiều nhà thiết kế đào tạo ngày nay chỉ tập trung tạo ra các khóa học, hội thảo hay các module microlearning với hình thức hấp dẫn, đẹp mắt, được trò chơi hóa. Lý do đơn giản là vì đó là những gì mà khách hàng trả tiền hoặc cấp trên yêu cầu.
Nếu muốn duy trì niềm tin và uy tín cho ngành, điều này cần phải thay đổi.
Đọc thêm: Instructional Design: Tổng quan thiết kế đào tạo
Lịch sử phát triển ngành Thiết kế đào tạo (Instructional Design)
Vấn đề nằm ở đâu?
Khi chúng ta thiết kế các khóa học chỉ vì có người yêu cầu, điều này thể hiện sự thiếu cân nhắc về hậu quả của hành động. Dù không có ai tử vong hoặc bị thương nghiêm trọng do một khóa eLearning không cần thiết, vấn đề ở đây chính là tính không cần thiết của nó. Hãy nghĩ đến thời gian và tiền bạc bị lãng phí: thời gian chúng ta dành để thiết kế khóa học, thời gian người học tham gia và ngân sách tổ chức chi trả cho dự án.
Thiết kế khóa đào tạo gây lãng phí thời gian và tiền bạc?
Nhiều khi, chúng ta thiết kế và phát triển các chương trình đào tạo mà không thực hiện hoặc đảm bảo thực hiện đầy đủ phân tích vấn đề. Triển khai đào tạo mà không qua phân tích giống như chơi phi tiêu trong căn phòng tối. Tương tự, không đánh giá hiệu quả đào tạo chẳng khác nào kiếm đếm điểm mà không bật đèn. Khi thiết kế đào tạo cũng vậy, nếu không thực hiện đầy đủ các bước phân tích và đánh giá vấn đề, khả năng thành công rất thấp, dẫn đến việc lãng phí thời gian của tất cả mọi người.
Đọc thêm: 4 loại phân tích cần thiết trong Thiết kế đào tạo
Mô Hình Kirkpatrick – 4 Cấp Độ Đánh Giá Đào Tạo
Nhân viên thường có thể thu được giá trị từ các chương trình đào tạo nếu chúng liên quan trực tiếp đến công việc của họ, đặc biệt là những chương trình đào tạo thực hành. Tuy nhiên, có những giải pháp ít tốn kém hơn, hiệu quả hơn và nhanh chóng triển khai hơn thường bị bỏ qua để ưu tiên cho các khóa học và hội thảo. Chẳng hạn như: tài liệu hỗ trợ công việc, chuỗi email, hoặc tài nguyên được tuyển chọn.
Đây là vấn đề khi:
- Thiết kế khóa học mà không xác định được nguyên nhân gốc rễ của vấn đề.
- Áp dụng đào tạo cho các vấn đề vốn đã có giải pháp tốt hơn.
- Bắt buộc mọi người tham gia đào tạo mà không giúp họ cải thiện hiệu suất.
- Hãy đảm bảo rằng thực hiện phân tích vấn đề cẩn thận trước khi phát triển bất kỳ “giải pháp” nào.
Thiết kế đẹp mắt nhưng không giải quyết được vấn đề thực tế!
Chúng ta có thể thiết kế một khóa eLearning đẹp mắt, hoạt động mượt mà về mặt kỹ thuật và hình ảnh sống động. Nhưng nếu khóa học đó không giải quyết vấn đề hiệu suất thực tế, thì nó cũng không mang lại lợi ích cho tổ chức. Nếu nội dung khóa học không bao gồm các hoạt động thực hành liên quan đến các nhiệm vụ quan trọng mà nhân viên cần thực hiện trong công việc, thì khóa học có thể sẽ không giúp ích được gì cho họ.
Vấn đề cốt lõi là: việc triển khai các khóa học cho những vấn đề “không xác định hay không cần thiết” chỉ vì được yêu cầu là điều thiếu đạo đức. Các quyết định thiết kế đào tạo của chúng ta cần được dẫn dắt bởi phân tích kỹ lưỡng, và nhiều khi phân tích sẽ chỉ ra rằng đào tạo không phải là giải pháp tốt nhất (hoặc giải pháp duy nhất để giải quyết vấn đề). Để xác định mức độ đạt được mục tiêu, chúng ta cần đánh giá hiệu quả của các giải pháp đào tạo và điều chỉnh khi cần thiết.
Đọc thêm: 4 loại phân tích cần thiết trong Thiết kế đào tạo
Giải pháp cho nhà thiết kế đào tạo
(Thiết kế giải pháp, không phải khóa học)
Bất kể bạn định vị mình là ai? nhà thiết kế đào tạo (instructional designer), nhà phát triển eLearning (eLearning developers) hay chiến binh huấn luyện đào tạo (training-slinging ninjas) — bạn cần áp dụng tư duy tư vấn hiệu suất. Điều này có nghĩa là tập trung vào giải pháp đáp ứng nhu cầu kinh doanh, chứ không chỉ đơn thuần là xây dựng một khóa học. Dưới đây là cách thực hiện:
- Thực hiện phân tích kỹ lưỡng để xác định mục tiêu kinh doanh và các vấn đề hiệu suất.
- Đề xuất ý tưởng giải pháp cho các vấn đề hiệu suất và đưa ra khuyến nghị phù hợp.
- Nếu đào tạo là một phần của giải pháp, thiết kế các hoạt động đào tạo xoay quanh các nhiệm vụ ưu tiên trong công việc thực tế.
- Theo dõi và đánh giá hiệu quả của các giải pháp đào tạo dựa trên mọi dữ liệu sẵn có.
- Cải thiện các giải pháp dựa trên những phát hiện từ đánh giá.
Đọc thêm: Mô Hình ADDIE – Bí Quyết Thành Công Trong Thiết Kế Đào Tạo
10 thuyết học tập của người lớn ứng dụng trong đào tạo nhân sự
Phương pháp Lấy người học làm trung tâm & Ứng dụng trong thiết kế trải nghiệm học eLearning?
Kết luận
Trong lĩnh vực thiết kế đào tạo, việc cân nhắc đạo đức không chỉ là trách nhiệm mà còn là yếu tố quyết định sự phát triển bền vững và hiệu quả của ngành. Tư duy “sản xuất khóa học” không còn phù hợp trong bối cảnh hiện đại, nơi mà nhu cầu học tập và phát triển kỹ năng ngày càng đa dạng và phức tạp.
Thay vào đó, cách tiếp cận tập trung vào tư vấn hiệu suất, dựa trên phân tích kỹ lưỡng và đánh giá hiệu quả, không chỉ giúp tiết kiệm nguồn lực mà còn mang lại giá trị thực sự cho người học và tổ chức. Điều này không chỉ đảm bảo rằng các giải pháp đào tạo được thiết kế đúng mục đích mà còn giúp xây dựng niềm tin và uy tín trong ngành.
Trong bối cảnh thiết kế đào tạo tại Việt Nam còn khá mới và đang trong giai đoạn phát triển. Mặc dù vẫn còn tồn tại những sai lầm và hạn chế trong khi thiết kế các giải pháp đào tạo. Tuy nhiên, điều quan trọng là từ mỗi lỗi lầm đó, chúng ta rút ra được kinh nghiệm để cải thiện và phát triển các giải pháp đào tạo hiệu quả hơn. Quá trình này đòi hỏi sự không ngừng học hỏi và tinh thần cầu tiến, vì lĩnh vực đào tạo luôn cần đổi mới để đáp ứng tốt hơn nhu cầu thực tiễn.
Một trong những yếu tố cốt lõi để nâng cao chất lượng đào tạo là thực hiện phân tích kỹ lưỡng trước khi thiết kế chương trình. Chỉ khi hiểu rõ vấn đề, nhu cầu và mục tiêu cụ thể, chúng ta mới có thể xây dựng các giải pháp thực sự phù hợp và mang lại giá trị bền vững cho tổ chức.
Nettop cam kết đồng hành cùng khách hàng, không ngừng học hỏi và đổi mới, cải thiện chất lượng đào tạo, mang lại các giải pháp thiết thực và giá trị bền vững.
Follow kênh của Nettop để cập nhật các kiến thức xu hướng và những thông tin hữu ích trong lĩnh vực Thiết kế đào tạo:
Ngoài ra, bạn có thể tham gia Cộng đồng Articulate Storyline & Thiết kế eLearning pro để trao đổi, học hỏi và chia sẻ những điều thú vị về thiết kế đào tạo & e-Learning.