Hotline:

0868.568.247 - 0912.27.27.25

Instructional Design: Tổng quan thiết kế đào tạo

Huyền Thanh

Trong thời đại công nghệ phát triển vượt bậc như hiện nay, việc tiếp cận công nghệ vào giảng dạy tạo ra nhiều mô hình học tập và đào tạo nhằm tối ưu hiệu quả đào tạo. Bài toán đặt ra làm thế nào để sử dụng nguồn tài nguyên (tài liệu đào tạo, công cụ, hệ thống, các nền tảng số) tạo ra một mô hình/chiến lược/khóa đào tạo thật hiệu quả, tối ưu mà hấp dẫn. Từ đây lĩnh vực Instructional Design – Thiết kế đào tạo đã được ra đời.

Hãy cùng Nettop tìm hiểu bài viết sau đây để biết thêm về Instructional Design nhé!

Tổng quan về Instructional Design

Giới thiệu về Instructional Design

Instructional Design (ID) được hiểu là Thiết kế nội dung đào tạo hay phát triển hệ thống hướng dẫn  nstructional Systems Development (ISD) với mục đích giúp mọi người trong công ty, tổ chức hoặc trường đại học tiếp thu được thông tin và kỹ năng mới. Thiết kế Đào tạo là một lĩnh vực đa ngành dựa trên các phương pháp hay nhất về lý thuyết học tập, tâm lý học, tư duy thiết kế, học tập kỹ thuật số và giảng dạy để tạo ra các chương trình/khóa học/ .. đào tạo hiệu quả nhất cho các nhóm người học cụ thể.

Nhờ Instructional Design mà người học nhận được sự đào tạo dưới hình thức cụ thể, có tác động và có ý nghĩa nhất đối với họ, cho phép họ hiểu rõ hơn về các chủ đề và khái niệm được dạy. Thiết kế đào tạo là không chỉ là viết chương trình giảng dạy mà còn xem xét đến hành vi của người họcxem xét những tài liệu, phương pháp và công nghệ nào sẽ thay đổi nhận thức và hành động của người học một cách hiệu quả nhất. Nó xem xét cách ứng dụng công nghệ và các công cụ học tập nên được thiết kế, ứng dụng như thế nào để tạo ra trải nghiệm học tập tốt.

Xem thêm: Phương pháp Lấy người học làm trung tâm & Ứng dụng trong thiết kế trải nghiệm học eLearning?

Instructional design là gì?

Lợi ích của Instructional Design

Khi phát triển các chương trình học tập, Nhà thiết kế đào tạo (Instructional Designer) làm việc để thu thập, xử lý và phân tích dữ liệu một cách có phương pháp về mục tiêu học tập của nhân viên, mục tiêu của tổ chức và các sáng kiến đào tạo trước đó với mục tiêu đảm bảo rằng các tổ chức đang đào tạo hiệu quả và tạo ra tác động.

Thiết kế đào tạo (Instructional Design) mang lại kết quả tích cực cho các tổ chức bằng cách:

  • Hiệu quả về chi phí: Các nhà thiết kế đào tạo áp dụng một cách tiếp cận rất có phương pháp để xác định kế hoạch chương trình giảng dạy, dành thời gian để tập trung vào các nhu cầu đào tạo sẽ tạo ra ROI lớn nhất. Điều này có nghĩa là các tổ chức tránh chi tiền cho việc đào tạo không tạo ra sự thay đổi hành vi. Khoản đầu tư vào việc tạo ra các giải pháp tùy chỉnh này được xây dựng từ đầu với các nguyên tắc thiết kế hướng dẫn được đền đáp thông qua quá trình học tập hiệu quả, nhanh chóng chuyển thành kết quả.
  • Hướng đến kết quả: Nhà thiết kế đào tạo thu thập thông tin về các mục tiêu kinh doanh và đảm bảo sự liên kết giữa các mục tiêu học tập và các mục tiêu kinh doanh của tổ chức. Đó là một chuỗi bắt đầu với các mục tiêu của tổ chức ở trên cùng. Vì các giải pháp dựa trên nghiên cứu, các khóa học/ chương trình đào tạo được tạo ra để thu hút người học hiệu quả hơn nên những giải pháp này thường dẫn đến kết quả tốt nhất.

Các nguyên tắc của thiết kế đào tạo là những gì làm cho việc học tùy chỉnh trở nên khả thi. Tất cả các tài sản học tập đều được thiết kế có tính đến người học và các mục tiêu của tổ chức. Sau khi đánh giá các nhu cầu của tổ chức, một nhà thiết kế đào tạo làm việc để xác định khoảng cách giữa hiệu suất mong muốn và hiệu suất hiện tại, sau đó xác định sự kết hợp tốt nhất giữa nội dung khóa học và các hoạt động cho người học. Thiết kế đào tạo không phải là “có thì tốt” – mà đó là nền tảng của sự thành công trong đào tạo.

Xem thêm: Chuyển đổi số trong L&D sử dụng công cụ nào? Ứng dụng ra sao?

Những thách thức và khó khăn khi triển khai Instructional Design

Những khó khăn và thách thức

Mặc dù Instructional Design là một quá trình quan trọng trong đào tạo, tuy nhiên, việc áp dụng nó cũng đối diện với một số thách thức và khó khăn:

  • Thời gian và chi phí: Việc áp dụng Instructional Design đòi hỏi nhiều thời gian và chi phí. Quá trình này yêu cầu người đào tạo và các chuyên gia Instructional Design phải đầu tư nhiều thời gian để thiết kế, phát triển và đánh giá các tài liệu học tập, hoạt động giảng dạy và công cụ học tập.
  • Chuyển đổi từ giảng dạy truyền thống sang các hình thức khác (blended learning, eLearning, microlearning,..) : Nhiều nhà đào tạo đã quen với cách giảng dạy truyền thống, và việc chuyển đổi sang các hình thức khác có thể gặp phải nhiều khó khăn. Nó yêu cầu họ phải học các công nghệ mới, tìm hiểu các phương pháp học tập mới và thay đổi phương pháp giảng dạy của mình.
  • Khó khăn với một số học viên: Vì thay đổi chiến lược, cách thức đào tạo giai đoạn đầu sẽ khá khó khăn để thay đổi hành vi của người học, nhất là những người không quen với công nghệ hoặc không có khả năng tiếp cận với các công nghệ mới. Việc sử dụng các công nghệ mới cũng có thể gây ra một số khó khăn về tính tương tác giữa người đào tạo và người học.
  • Khó khăn trong việc đánh giá hiệu quả: Việc đánh giá hiệu quả của Instructional Design là một trong những khó khăn lớn nhất. Việc đo lường và đánh giá hiệu quả của các hoạt động học tập, tài liệu và công cụ học tập yêu cầu sự chuyên nghiệp và kinh nghiệm. Việc thiếu kinh nghiệm hoặc không có các công cụ đánh giá phù hợp có thể dẫn đến các kết quả không chính xác hoặc thiếu độ chính xác.

Các bước trong dự án Thiết kế đào tạo (Instructional Design)

Đầu tiên, chúng ta hãy xem xét quy trình chung cho một dự án về Thiết kế đào tạo ( Instructional Design). Tuy rằng các mô hình và quy trình triển khai là rất đa dạng, nhưng một cách tổng quan nhất chúng ta có thể chia thành 5 bước:

Bước 1: Gặp mặt khách hàng

Với tư cách là 1 nhà thiết kế đào tạo (Instructional Designer) bạn có thể là freelancer hoặc làm việc cho 1 công ty về cung cấp dịch vụ này. Vào buổi gặp mặt đầu tiên, khách hàng sẽ đưa ra những mong muốn, nhu cầu, mục tiêu của dự án cần triển khai. Ví dụ như họ cần cải thiện năng suất làm việc của nhân viên, hay muốn nhân viên của mình trau dồi một kỹ năng, hiểu biết thêm lĩnh vực đang làm việc.

Bước 2: Tiến hành phân tích

Có nhiều nhà thiết kế đào tạo bỏ qua bước này, tuy nhiên, đây là một bước quan trọng để chúng ta có thể đưa ra những giải pháp tối ưu nhất. Là một nhà thiết kế đào tạo chuyên nghiệp,  bạn nên tiến hành phân tích các tình huống cụ thể. Bạn có thể tạo các bảng khảo sát hay phỏng vấn các cá nhân mà trực tiếp sử dụng giải pháp của bạn để có được những phương án triển khai hợp lý nhất.

Bước 3: Đề xuất và thiết kế giải pháp

‍Sau khi thu thập được các thông tin cần thiết, bạn sẽ đề xuất các giải pháp tối ưu nhất cho dự án cần triển khai về bố cục, nội dung hay hình thức đào tạo.

Tiếp theo, bạn cần tạo storyboard. Đây là bản phác thảo về những ý kiến sáng tạo cho giải pháp học tập hiệu quả. Storyboard có thể được thể hiện dưới dạng hình ảnh về các trải nghiệm học tập, các ví dụ về các tương tác trong lớp học, hay kịch bản thoại trong bài giảng.

Bạn sẽ đề xuất giải pháp này đến khách hàng của mình và các bên liên quan. Các bên liên quan ở đây có thể là bất kỳ thành viên nào tham gia vào dự án, các chuyên gia hay những người có tiếng nói trong dự án.

Quy trình thiết kế đào tạo

 

Bước 4: Đưa ra giải pháp cuối cùng

Sau khi các bên liên quan thông qua bản phác thảo của bạn, bạn cần nhanh chóng hoàn thiện giải pháp của mình. Nhiệm vụ cần làm có thể là tạo các tương tác trải nghiệm học trực tuyến, thiết kế eLearning hoặc xây dựng video đào tạo hay  giải pháp hỗ trợ các công việc cụ thể.

Bước 5: Đánh giá giải pháp

Tại bước 5, bạn sẽ cần kiểm tra liệu rằng giải pháp của mình đã giải quyết được vấn đề của doanh nghiệp hay chưa. Bước đánh giá này thường xuyên diễn ra trong các giai đoạn phát triển giải pháp. Tuy nhiên, bước đánh giá này nên được tiến hành cuối cùng nhằm đảm bảo người học hưởng lợi được từ giải pháp của bạn và nó hỗ trợ họ trong công việc.

Ví dụ tình huống triển khai Thiết kế đào tạo

Như Nettop đã đề cập ở trên, đây chỉ là những bước chung nhất khi tiến hành thiết kế đào tạo. Để có thể hiểu rõ hơn về quy trình này, chúng ta cùng xem xét một số ví dụ về các tình huống và hướng đi tham khảo sau:

Ví dụ về quy trình thiết kế đào tạo

Ví dụ 1: Đào tạo kỹ năng nơi làm việc

Tình huống:  Một công ty vận chuyển muốn bắt đầu sử dụng một phần mềm mới có tính năng ghi lại các đơn đặt hàng và theo dõi các lô hàng. Tuy nhiên, nhân viên cảm thấy khó khăn khi tiếp cận phần mềm này. Giám đốc điều hành của công ty thuê bạn thiết kế trải nghiệm học tập hiệu quả tới nhân viên của mình.

Hướng đi: Bước đầu tiên, bạn tìm gặp người quản lý để tìm ra những nhân viên cần thông thạo sử dụng phân mềm này. Bước thứ hai, nếu những nhân viên này đã biết cách sử dụng phần mềm mới, bạn hãy lắng nghe về những vấn đề mà họ phải đối mặt. Bước thứ ba, bạn hãy tự trải nghiệm phần mềm mới và tìm ra cách tốt nhất để dạy cho họ.

Sau khi tự tìm hiểu và phân tích, vì bạn muốn trải nghiệm học phải phản ánh đúng thực tế mà người học ứng dụng trong thực tế nên bạn quyết định giải pháp tốt nhất đó là tiền hành trải nghiệm học trực tuyến (eLearning) cho phần mềm này.

Trong khóa học eLearning này, học viên sẽ học về những điểm khác biệt của hệ thống mới và cách sử dụng hệ thống theo dõi lô hàng. Sau đó, họ thực hành nhập và theo dõi đơn hàng như trên thực tế.

Bạn đề xuất giải pháp này cho các bên liên quan với một số hình ảnh mô phỏng các trải nghiệm học trực tuyến sẽ diễn ra như thế nào. Họ duyệt đề xuất của bạn và bạn tiến hành triển khai kịch bản (stroryboard).

Tiếp theo, các bên liên quan sẽ phản hồi lại về bản thiết kế này và có những yêu cầu điều chỉnh cụ thể. Sau khi thảo luận, mọi người đều thống nhất các phần bạn cần lược bỏ hay cần thêm những chi tiết ra sao.

Cuối cùng, bạn tiếp thu những ý kiến này và xây dựng trải nghiệm học tập cuối cùng.

Việc tiến hành đào tạo giúp mọi người nâng cao kỹ năng của mình không phải là giải pháp học tập duy nhất. Chúng ta có thể nhắc đến các giải pháp khác như việc học trực tuyến, hội thảo gặp gỡ cũng đem lại trải nghiệm học tập thú vị. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các cách bạn có thể đem lại trải nghiệm học tập hấp dẫn mà không cần triển khai đào tạo.

Ví dụ 2: Thiết kế tài liệu hướng dẫn

Tình huống: Một cửa hàng có một khu vực chuyên dụng để xử lý các đơn khiếu nại và trả hàng. Nhân viên phụ trách thường chấp nhận hoặc từ chối trả hàng không chính xác, hoặc người này thường xuyên phải gọi điện cho quản lý để tìm hướng giải quyết.

Hướng đi: Đầu tiên, là một nhà thiết kế đào tạo, bạn hãy liên lạc với quản lý và lên một danh sách các quy tắc mà nhóm bán hàng cần tuân thủ khi phải xử lý các đơn hàng hoàn trả. Sau đó, bạn hãy tạo một bản hướng dẫn nhiều màu sắc, làm nội bật các phần liên quan. Như vậy, họ có thể nhanh chóng tìm tài liệu tham khảo khi cần kiểm tra tờ khai thuế có hợp lý hay không. Bạn có thể dán bản hướng dẫn này ở các khu vực mà nhân viên có thể nhìn thấy.

Đôi khi các công ty cần các khóa học và đào tạo vì họ phải tuân thủ các luật hoặc quy định mới. Trong trường hợp đó, bạn chỉ cần tập trung vào việc tạo nội dung phù hợp với các quy định mới mà không khiến người học cảm thấy như họ đang lãng phí thời gian.

Ví dụ 3: Giải quyết những vấn đề thực tế

Tình huống: Một bệnh viện thuê bạn tạo một khóa học để đào tạo nhân viên về cách sử dụng hiệu quả phần mềm theo dõi bệnh nhân của bệnh viện do nhiều hồ sơ của bệnh nhân lại không đầy đủ.

Hướng đi: Sau khi phân tích, bạn phát hiện ra rằng hệ thống đang gặp lỗi, không phải do nhân viên bệnh viện không biết cách dùng hệ thống. Sau đó, bạn đề xuất bệnh viện cần phải thay đổi phần mềm.

Ví dụ 4: Nội dung cần phải hữu ích

Tình huống: Một công ty chí “ném” cho bạn các tài liệu cần số hóa mà không quan tâm rằng các tài liệu này giúp ích cho nhân viên của mình. Họ coi đây là việc của người thiết kế đào tạo.

Hướng đi: Là một nhà thiết kế đào tạo, bạn hãy cố gắng làm cho những tài liệu này thật sự hấp dẫn và mang lại giá trị cho người học.

Kết luận

Như vậy, Instructional Design là một phương pháp thiết kế, phát triển và đánh giá các hoạt động học tập, tài liệu và công cụ học tập. Nó đóng vai trò quan trọng trong đào tạo bởi vì nó giúp đảm bảo rằng các tài liệu học tập và hoạt động giảng dạy được thiết kế sao cho phù hợp với mục tiêu học tập và đáp ứng được nhu cầu của học viên. Đồng thời, nó cũng giúp nhà đào tạo cải thiện phương pháp giảng dạy của mình.

Tuy nhiên, việc áp dụng nó cũng đối diện với nhiều thách thức và khó khăn, nhưng nếu được thực hiện một cách chuyên nghiệp và hợp lý, Instructional Design sẽ là giúp cải thiện chất lượng đào tạo của tổ chức một cách vượt trội, đem lại hiệu quả không ngờ.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về tổng quan Instructional Design. Qua bài viết, chúng tôi hy vọng rằng bạn đã có cách nhìn rõ ràng hơn về lĩnh vực này. Tiếp theo, chúng tôi sẽ mang đến cho bạn các mô hình, lý thuyết học tập trong thiết kế đào tạo! Hãy cùng đón chờ nhé!

Doanh nghiệp bạn đang rất quan tâm phát triển mảng đào tạo cho nhân sự, đang muốn số hóa dần các tài liệu đào tạo hay muốn có hệ thống LMS hay cần các công cụ soạn thảo eLearning (ArticulateVyond,…) cho đội ngũ L&D, Nettop đều có thể tư vấn và cung cấp trọn vẹn cho doanh nghiệp, liên hệ Nettop ngay qua nettopco@gmail.com hoặc hotline 0912272725.

Xem thêm: Tính hài hước trong nội dung eLearning: Tại sao cần sử dụng, các mẹo và thủ thuật!

Mô Hình ADDIE – Bí Quyết Thành Công Trong Thiết Kế Đào Tạo

5/5 - (1 bình chọn)
Please follow and like us:

Viết một bình luận