12 nguyên tắc đa phương tiện của Mayer & Ví dụ thiết kế eLearning

Trần Lệ Thúy

Không ai muốn dành hàng trăm giờ để phát triển một khóa học elearning mà khiến người học cảm thấy khó hiểu và không thú vị. Và để giúp tạo ra những trải nghiệm tốt hơn cho người học, Richard Mayer đã phát triển lý thuyết về 12 nguyên tắc đa phương tiện.  12 nguyên tắc này có thể là những kiến thức giúp bạn phát triển rất tốt các trải nghiệm kỹ thuật số – video, khóa học elearning, Powerpoint.

Trong bài viết này, Nettop sẽ tóm tắt ngắn gọn và ví dụ 12 nguyên tắc đa phương tiện của Mayer ngay sau đây. Nettop chia 12 nguyên tắc thành 3 nhóm như sau:

Nhóm 1 : Giảm tải thông tin – Bao gồm các nguyên tắc đa phương tiện giảm tải quá trình xử lý những thông tin không liên quan cả về nội dung và phương thức trình bày để lưu lại những thông tin cần thiết và cốt lõi
Nhóm 2 : Kiểm soát trình bày thông tin – Bao gồm các nguyên tắc quản lý quá trình xử lý thiết yếu, làm thế nào để có thể trình bày tốt nhất những gì cần học
Nhóm 3 : Tăng thông tin liên quan với kiến thức đã biết – Nhóm các nguyên tắc tập trung vào việc thúc đẩy xử lý tổng quát giúp người học tích hợp thông tin vào trong bộ nhớ, sẵn sàng logic hóa các thông tin đã học để đưa vào não bộ.

Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu sâu hơn về các nguyên tắc nhé!

Xem thêm: Quy trình thiết kế E-learning chi tiết với 8 bước cơ bản

Nhóm nguyên tắc đa phương tiện 1 : Giảm tải

1. Nguyên tắc mạch lạc

Nguyên tắc đa phương tiện đầu tiên này muốn nói rằng, con người học tốt nhất khi không bao gồm các tài liệu không liên quan gây mất tập trung. Chúng ta có thể áp dụng nguyên tắc  này bằng cách loại bỏ những yếu tố không cần thiết, nên để nội dung đơn giản, súc tích, trọng tâm vấn đề. Ví dụ :

ví dụ nguyên tắc mạch lạc

2. Nguyên tắc tín hiệu (Signaling Principle)

Nguyên tắc này có nghĩa là con người học tốt nhất khi họ được hiển thị chính xác những gì cần chú ý trên màn hình. Với nguyên tắc này, chúng ta có thể đánh dấu, chỉ điểm, biểu tượng liên quan đến nội dung để người học dễ hình dung và ghi nhớ. Ví dụ:

ví dụ

3. Nguyên tắc dự phòng (Redundancy Principle)

Nguyên tắc này chỉ ra rằng, con người học với voice + ảnh tốt hơn là voice + ảnh + text cùng một lúc . Tức là khi bạn đã thuyết trình có đồ họa hiển thị, thì văn bản chính là phần thừa. Để áp dụng nguyên tắc này, chúng ta cần giảm tải, tối giản văn bản trên hiển thị, sử dụng keyword. Ví dụ:

Ví dụ tiếp theo

4. Nguyên tắc tiếp giáp không gian (Spatial Contiguity principle)

Nguyên tắc này chỉ ra rằng, con người học tốt nhất khi văn bản và hình ảnh nên gần nhau ở mặt vật lý để người học xử lý thông tin dễ dàng hơn. Hay nói cách khác, những thông tin liên quan đến đối tượng thường ở gần với các hình ảnh minh họa để người học dễ tiếp thu hơn. Ví dụ:

Ví dụ tiếp theo

5. Nguyên tắc tiếp giáp thời gian ( Temporal Contiguity Principle)

Nguyên tắc này chỉ ra rằng, con người học tốt nhất khi các từ và hình ảnh tương ứng được trình bày cùng một lúc. Ví dụ mỗi khi một đối tượng xuất hiện thì âm thanh thuyết minh ngay lập tức chứ không để xuất hiện xong hết mới thuyết minh. Điều đó sẽ làm nhiễu thông tin của người học

Xem thêm : Microlearning là gì? Lợi ích, hạn chế, ví dụ và cách áp dụng trong đào tạo nhân sự.

Nhóm nguyên tắc đa phương tiện 2: Kiểm soát

6. Nguyên tắc phân đoạn ( segmenting principle)

Nguyên tắc này nói rằng con người học tốt nhất khi thông tin được chia thành nhiều phần nhỏ thay vì một luồng dài liên tục. Mayer phát hiện ra rằng, khi người học có thể kiểm soát tốc độ học của mình, họ sẽ làm bài kiểm tra kiến thức tốt hơn.Nguyên tắc đa phương tiện này có thể áp dụng bằng cách chia bài học thành nhiều phần khác nhau, thêm các tính năng speed hoặc các nút xem thêm, tiếp tục. Ví dụ:

Ví dụ

7. Nguyên tắc đào tạo trước (Pre-Training Principle)

Con người học hiệu quả hơn nếu họ đã biết một số kiến thức cơ bản, tức là hiểu các định nghĩa, thuật ngữ hoặc khái niệm cơ bản trước khi bắt đầu trải nghiệm học tập. Chúng ta nên giới thiệu, tạo các bài học tiền đề, cung cấp những tài liệu để người học hiểu và hình dung những điều cơ bản, trước khi người học chuyển sang khóa học thực tế.

Xem thêm : Mách bạn 10 mẹo thiết kế Visual khiến eLearning thật chất và lôi cuốn

8. Nguyên tắc modality (Modality Principles)

Con người học tốt nhất từ hình ảnh và lời nói hơn là từ hình ảnh và văn bản. Hay có thể hiểu là nếu có hình ảnh và quá nhiều văn bản, người học sẽ bị choáng ngợp. Chúng ta nên cố gắng giới hạn tổng lượng văn bản sử dụng trên màn hình hoặc biến văn bản thành các mô hình để thông tin dễ dàng tiếp thu hơn. Ví dụ:

Ví dụ

Nhóm nguyên tắc đa phương tiện 3 : Tăng thông tin

9. Nguyên tắc kết hợp phương thức  trình bày

Nguyên tắc này là nền tảng của tất cả các nguyên tắc đa phương tiện của Mayer, rằng hình ảnh và văn bản có hiệu quả hơn chỉ văn bản. Tức là thay vì một slide toàn văn bản, chúng ta nên thêm một số hình ảnh, và hình ảnh cần phải nâng cao hoặc làm rõ thông tin cho văn bản. Ví dụ:

Ví dụ

10. Nguyên tắc cá nhân hóa (Personalization Principles)

Nguyên tắc đa phương tiện này nói rằng con người học tốt nhất từ một giọng nói thân mật, trò chuyện hơn là một giọng nói quá trang trọng. Chúng ta có thể áp dụng bằng cách để giọng nói và ngôn ngữ đơn giản, tránh sự trang trọng, từ ngữ dài và phức tạp. Có thể sử dụng ngôi thứ nhất và lối dẫn dắt thân mật gần gũi.

Xem thêm : Sử dụng màu sắc trong thiết kế trải nghiệm học eLearning như thế nào?

11. Nguyên tắc giọng nói (Voice Principle)

Con người học tốt nhất từ giọng nói của con người hơn là giọng nói của máy tính. Nguyên tắc này có thể áp dụng bằng cách sử dụng giọng nói thật thay vì sử dụng giọng AI – Trí tuệ nhân tạo.

12. Nguyên tắc hình ảnh ( Image Principle)

Nguyên tắc đa phương tiện này muốn nói rằng hình ảnh minh họa nội dung sẽ tốt hơn là một người nói từ đầu đến cuối. Ví dụ

Ví dụ

Bài viết trên nettop.vn đã chia sẻ rõ ràng những thông tin liên quan đến 12 NGUYÊN TẮC ĐA PHƯƠNG TIỆN CỦA MAYER. Kết hợp những nguyên tắc này sẽ giúp bạn phát triển khóa học elearning và để giúp tạo ra những trải nghiệm tốt hơn cho người học. Qua đó, có những cải tiến phù hợp để nâng cao trình tạo chương trình đào tạo.

Các bạn còn thắc mắc về nội dung nguyên tắc đa phương tiện nào trong bài viết không? Hãy comment cho Nettop biết nhé! Để đón đọc các bài viết tương tự, mời các bạn tham gia Cộng đồng Articulate Storyline & Thiết kế eLearning pro. Hoặc có thể tham khảo thêm nhiều nguồn tại liệu về elearning tại https://www.nettop.vn/elearning-blog/
________________________________________

Nettop – Giải pháp Elearning cho doanh nghiệp
Email :  nettopco@gmail.com
Hotline : 0966-360-360

5/5 - (2 bình chọn)
Please follow and like us:

Viết một bình luận