Gamification là gì? Cách ứng dụng Gamification trong eLearning

Huyền Thanh

Trong bối cảnh thị trường đầy biến động như hiện nay, việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trở thành một trong những yếu tố cốt yếu để duy trì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Thật vậy, eLearning đã xuất hiện như một giải pháp tiềm năng. Và đặc biệt, sự kết hợp giữa eLearning và Gamification đã mở ra một cánh cửa mới cho việc nâng cao hiệu quả của các chương trình đào tạo trong doanh nghiệp. Vậy, gamification là gì, đem lại lợi ích gì và ứng dụng như thế nào khi triển khai các chương trình eLearning? Bạn hãy cùng Nettop tìm hiểu thông qua bài viết sau đây.

Gamification là gì? Ứng dụng Gamification trong eLearning

Xem thêm: Tính hài hước trong nội dung eLearning: Tại sao cần sử dụng, các mẹo và thủ thuật!

 1.Tổng quan Gamification

Gamification là gì?

Gamification là một phương pháp mà các nhà thiết kế sử dụng để đưa các yếu tố trò chơi vào những tình huống không phải là trò chơi, nhằm nâng cao tính tương tác giữa người dùng với một sản phẩm hay dịch vụ nào đó. Trong eLeaning, gamification là quá trình sử dụng các yếu tố trò chơi để tăng trải nghiệm học tập, làm cho quá trình tiếp nhận kiến thức trở nên hấp dẫn và thú vị hơn.

Các yếu tố Gamification phổ biến

  • Thử thách (Challenges): Các thử thách có thể là các câu hỏi trắc nghiệm, giải đố hay các nhiệm vụ người học cần hoàn thành để kiểm tra kiến thức của họ.
  • Cấp độ (Levels): Bài học sẽ được thiết kế dưới các cấp độ tương ứng với các dấu mốc trong học tập.
  • Bảng xếp hạng (Leaderboards): Học viên sẽ được xếp hạng thông qua các số liệu, tổng hợp điểm và thành tích của từng cá nhân. Bảng xếp hạng sẽ chỉ ra được ai đang “dẫn đầu” và thúc đẩy phấn đấu thăng hạng của học viên.
  • Phần thưởng (Rewards): Điểm và huy hiệu là những phần thưởng phổ biến và hữu ích. Ngoài ra, các phần thưởng khác có thể là giảm giá, phiếu giảm giá, thẻ quà tặng, chứng chỉ hay quyền truy cập vào những nội dung đặc biệt. Điều này thúc đẩy động lực của người học và họ sẽ duy trì mức độ ở tương tác cao.
  • Hợp tác (Collaboration): Người học có thể được chia nhóm để giải quyết vấn đề, hoàn thành nhiệm vụ hay cùng nhau đạt một mục tiêu. Điều này còn thúc đẩy tinh thần làm việc nhóm của người học nói chung.

Các yếu tố Gamification phổ biến khi triển khai eLearning

Xem thêm: Phương pháp Lấy người học làm trung tâm & Ứng dụng trong thiết kế trải nghiệm học eLearning?

Ứng dụng thực tế Gamification trong eLearning

2. Ứng dụng triển khai Gamification trong eLearning

Trước tiên, khi xây dựng chương trình đào tạo doanh nghiệp được tích hợp Gamification, bạn nên tập trung vào việc cân nhắc những khía cạnh sau:

  • Xác định nhóm học viên: Đây là yếu tố quan trọng để hiểu rõ đối tượng học viên cụ thể mà chương trình đào tạo hướng đến.
  • Sự hỗ trợ của khóa học đối với nhân viên: Xác định cách mà Gamification sẽ góp phần hỗ trợ quá trình học tập của nhân viên.
  • Xác định mục tiêu học tập cụ thể: Điều này đảm bảo rằng mục tiêu học tập được đề ra là rõ ràng và Gamification sẽ hỗ trợ việc đạt được chúng.
  • Tích hợp Gamification: Đặt ra câu hỏi về cách Gamification có thể hỗ trợ các mục tiêu học tập cụ thể được xác định trước đó.

Khi nắm rõ về những khía cạnh này, bạn có thể xây dựng cơ chế trò chơi tương ứng để ứng dụng vào việc trò chơi hóa chương trình đào tạo của bạn. Dưới đây là một số ví dụ thực tế khi ứng dụng Gamification vào bài giảng eLearning:

Ứng dụng Gamification trong elearning
Ứng dụng Gamification trong elearning

Ngoài ra, Nettop mách bạn một số yếu tố Gamification thường được áp dụng trong học trực tuyến, bao gồm những yếu tố sau đây:

Thử thách:

Thúc đẩy người học suy ngẫm thông qua việc áp dụng kiến thức vào các bài tập tương ứng với mức độ khó tăng dần.

Điểm kinh nghiệm:

Ghi nhận tiến bộ của người học và thể hiện năng lực và kiến thức của họ.

Cấp độ:

Tạo sự tiến bộ qua việc giới thiệu nội dung mới và thách thức tương ứng theo từng cấp độ.

Thành tích liên tiếp:

Khen ngợi sự hoàn thành xuất sắc liên tiếp của người học thông qua các nhiệm vụ.

Phần thưởng:

Khích lệ tích cực thông qua huy hiệu, chứng chỉ và giải thưởng thực tế.

Bảng xếp hạng:

Tạo cảm giác cạnh tranh lành mạnh trong nhóm học viên để thúc đẩy học tập.

Thẻ điểm:

Tổng hợp kết quả học tập và tiến bộ của người học.

Như vậy, áp dụng Gamification trong hệ thống học trực tuyến đòi hỏi phải hiểu rõ mục tiêu, đối tượng học và cơ chế Gamification thích hợp để tạo ra một trải nghiệm học tập hấp dẫn và hiệu quả. Bạn cần nắm rõ những lưu ý nêu trên để đạt được hiệu quả đào tạo tốt nhất trong doanh nghiệp.

Xem thêm: 12 nguyên tắc đa phương tiện của Mayer & Ví dụ thiết kế eLearning

3. Lợi ích của Gamification trong eLearning tại doanh nghiệp

  • Tăng động lực học tập của học viên

Gamification tạo ra môi trường đầy thú vị và kích thích, thúc đẩy sự tham gia và động lực của nhân viên. Khả năng kiếm điểm, nhận thưởng và leo hạng trong các hoạt động học tập giúp duy trì sự quan tâm và động viên nhân viên tham gia nhiệt tình hơn.

  • Tăng khả năng tương tác và gắn kết

Gamification không chỉ kích thích sự tham gia mà còn tạo ra môi trường tương tác tích cực giữa các học viên. Các hoạt động thú vị như thách thức nhóm, cuộc thi và phần thưởng độc đáo giúp xây dựng mối quan hệ và tạo gắn kết trong cộng đồng nhân viên.

  • Đo lường tiến bộ và kết quả

Các hệ thống gamification thường cung cấp cơ hội đo lường tiến bộ và kết quả của nhân viên thông qua việc theo dõi hoạt động và thành tích trong các hoạt động học tập. Điều này có thể giúp phòng L&D đánh giá hiệu quả của chương trình và điều chỉnh để đảm bảo mục tiêu đào tạo được đạt được.

Nếu bạn đang quan tâm đến việc phát triển mảng đào tạo nhân sự trong doanh nghiệp, muốn nâng cao chất lượng giảng dạy, số hóa tài liệu hay cần hệ thống LMS để quản lý học viên, Nettop hân hạnh được đồng hành cùng bạn. Hãy liên hệ với Nettop ngay qua địa chỉ email nettopco@gmail.com hoặc số hotline 0912272725.

5/5 - (1 bình chọn)
Please follow and like us:

Viết một bình luận