LXD (Learning Experience Design) là gì? Sự khác biệt giữa LXD và ID

Trần Lệ Thúy

Nếu bạn đang làm việc trong lĩnh vực L&D, chắc hẳn bạn có nghe qua đến thuật ngữ LXD. Vậy bạn có biết LXD là gì không? Nó có giống với ID không? Cùng Nettop tìm hiểu ngay sau đây nhé

Thiết kế trải nghiệm học tập (LXD) là gì?

LXD (Learning Experience Design) được dịch là Thiết kế trải nghiệm học tập là một quá trình tạo ra trải nghiệm học tập cho giáo dục và đào tạo, đặt người học vào trung tâm của các mục đích khóa học.

Thuật ngữ thiết kế trải nghiệm học tập đã trở nên nổi bật vào những năm 2000 với tác phẩm của Niels Floor. LXD là thiết kế liên ngành – nghĩa là nó kết hợp các yếu tố từ các nguyên tắc thiết kế người dùng khác nhau (ví dụ: thiết kế tương tác, thiết kế trải nghiệm người dùng, thiết kế đồ họa) và các nguyên tắc học tập (ví dụ: tâm lý học nhận thức, khoa học thần kinh, instructional design ).

Việc thiết kế trải nghiệm học tập dựa trên bốn cơ sở

1. Các thuyết học tập

Cung cấp cho LXD những hiểu biết sâu sắc về các phương pháp thiết kế học tập tốt nhất liên quan đến động cơ thúc đẩy hành vi, khoa học nhận thức và học tập theo kinh nghiệm, giúp họ thiết kế các giải pháp dựa trên cách mọi người học hỏi.

2. Thiết kế lấy con người làm trung tâm

Hướng dẫn phát triển những trải nghiệm mà mọi người có thể liên hệ và kết nối ở cấp độ cá nhân, nhận thức và cảm xúc. Điều này có nghĩa là bạn phải làm quen và hiểu những người mà bạn thiết kế. Bạn muốn tìm ra điều gì thúc đẩy họ và làm thế nào bạn có thể khơi dậy động lực nội tại của họ.

3. Thiết kế hướng tới mục tiêu

Tập trung vào việc tạo ra những trải nghiệm phục vụ mục đích rõ ràng liên quan đến nhu cầu học tập và kết quả mong đợi.

4. Đưa lý thuyết vào thực tế

Đòi hỏi phải thiết kế cập nhật trải nghiệm người dùng liên tục. Việc tạo mẫu trải nghiệm học tập và nhận phản hồi từ người học cung cấp cho các nhà LXD dữ liệu có giá trị về cách người học tiếp cận tài liệu mà họ sử dụng để cải thiện thiết kế trước khi thực hiện.

Thiết kế trải nghiệm học tập (LXD) là gì?

LXD và ID khác nhau như thế nào?

Cả LXD và ID đều sử dụng các nguyên tắc thiết kế lấy con người làm trung tâm để giúp mọi người đạt được các mục tiêu cụ thể, tuy nhiên thiết kế giảng dạy (ID) lại tập trung nhiều hơn vào việc giảng dạy còn LXD tập trung vào người học hơn.

Xem thêm: Thiết kế đào tạo (Instructional Design)

Cụ thể là:

ID dựa trên các lý thuyết học tập và khung lý thuyết để phát triển các giải pháp giảng dạy đáp ứng nhu cầu học tập và phát triển của tổ chức. Các nhà tâm lý học đã phát triển ID như một quy trình có hệ thống tập trung vào việc cung cấp hướng dẫn theo cách hiệu quả nhất có thể. Quy trình ID có thể được nhân rộng trong nhiều ngành và được sử dụng cho nhiều trải nghiệm đào tạo và học tập khác nhau.

LXD xuất phát từ thiết kế sáng tạo và trải nghiệm người dùng, đồng thời lấy người học làm trung tâm trong việc ra quyết định thiết kế liên quan đến nội dung, phản hồi, lặp lại, triển khai và đánh giá. Mọi người thường coi LXD là một quy trình tương đối sáng tạo hơn ID vì nó nhấn mạnh vào việc liên tục sáng tạo và cập nhật các template để cải thiện trải nghiệm học tập.

Sau đây là một số yếu tố khác nhau mà Nettop đã tổng hợp:

Thiết kế trải nghiệm học tập (LXD)

Thiết kế giảng dạy (ID)

Tổng quan

Lĩnh vực thiết kế

Lĩnh vực học tập

Kỹ năng

Sáng tạo, nghệ thuật, thiết kế

Phân tích, có phương pháp, khoa học

Phương pháp

Tư duy sáng tạo với cách tiếp cận thiết kế

Tư duy phân tích với cách tiếp cận khoa học

Kỳ vọng vào kết quả

Một trải nghiệm

Các khóa học và chương trình giảng dạy

Xem thêm:

Instructional Design: Tổng quan thiết kế đào tạo (P1)

Instructional Design: Tổng quan thiết kế đào tạo (P2)

 Kết luận

LXD là một bộ môn thiết kế sáng tạo. Về bản chất, nó là một hình thức nghệ thuật ứng dụng. Tương tự như các nghề sáng tạo khác, quy trình thiết kế LX thường bao gồm nghiên cứu, thử nghiệm, lên ý tưởng, khái niệm hóa, tạo mẫu, lặp lại và thử nghiệm.

Bài viết trên đã làm rõ hơn về định nghĩa, nguồn gốc của LXD, giúp chúng ta phân biệt được LXD và ID khác nhau như thế nào.

Nếu bạn đang quan tâm về LXD, muốn biết một nhà thiết kế trải nghiệm học tập làm gì và  một nhà thiết kế trải nghiệm học tập cần có những kỹ năng gì, mời bạn đón đọc phần 2 của bài viết này tại Những kỹ năng cần có của một nhà thiết kế trải nghiệm học tập

__________________________________

Để giao lưu và trao đổi kinh nghiệm trong ngành L&D, mời các bạn tham gia Cộng đồng Articulate Storyline & Thiết kế eLearning pro

Hoặc có thể tham khảo thêm nhiều nguồn tại liệu về elearning tại đây

Nettop Việt Nam – Nhà cung cấp dịch vụ eLearning toàn diện

Website: https://www.nettop.vn/

Email: nettopco@gmail.com

Hotline: 0912272725

Đánh giá bình chọn
Please follow and like us:

Viết một bình luận