Trong lĩnh vực sản xuất phim và animation, storyboard đóng vai trò quan trọng giúp lên kế hoạch và truyền đạt ý tưởng một cách rõ ràng. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ storyboard là gì, tại sao cần sử dụng storyboard và hướng dẫn chi tiết từng bước để tạo ra một storyboard hoàn chỉnh.
I. Storyboard là gì?
Storyboard là một bảng phân cảnh, bao gồm chuỗi các hình ảnh hoặc hình vẽ được sắp xếp theo trình tự, minh họa cho các cảnh hoặc chuỗi sự kiện trong một dự án video hoặc animation. Đây là một công cụ quan trọng trong quá trình tiền kỳ sản xuất, giúp các nhà làm phim, đạo diễn và đội ngũ sản xuất hình dung được kịch bản trước khi quay.
Storyboard thường được vẽ tay hoặc tạo bằng phần mềm chuyên dụng. Mỗi khung hình trong storyboard sẽ tương ứng với một cảnh quay trong video và các khung hình được sắp xếp theo trình tự thời gian để thể hiện mạch truyện của video.
Storyboard được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như:
- Phim và truyền hình: Giúp đạo diễn và đội ngũ sản xuất lên kế hoạch và thực hiện các cảnh quay.
- Quảng cáo: Giúp các nhà quảng cáo truyền đạt ý tưởng cho ban dựng video một cách rõ ràng.
- Hoạt hình: Cực kỳ quan trọng để lên kế hoạch và điều chỉnh các cảnh động.
- Sản xuất video: Giúp các nhà sản xuất video có nội dụng liền mạnh và có giá trị cho người xem.
- Bài giảng Elearning: Xây dựng nội dung bài giảng mạnh lạc, có tính logic giúp học viên dễ dàng tiếp thu và ứng dụng kiến thức.
Đọc thêm: Các loại Video Animation được sử dụng phổ biến trong eLearning
II. Tại sao bạn cần Storyboard?
Dễ dàng chia sẻ ý tưởng
Hình ảnh trực quan như storyboard giúp bạn chia sẻ ý tưởng video cho người khác dễ dàng hơn. Bạn có thể cho mọi người thấy chính xác video của bạn sẽ có những nội dung gì, những cảnh đó khi lên hình sẽ ra sao.
Tổ chức dự án sản xuất
Ý tưởng tuyệt vời cho một đoạn animation thường thôi thúc bạn bắt tay vào làm ngay. Nhưng nếu không có kế hoạch tổng thể, bạn dễ bị rối và mất tập trung. Storyboard chính là công cụ giúp bạn tổ chức dự án hiệu quả.
Tiết kiệm Thời Gian
Mặc dù tạo storyboard tốn thêm thời gian. Về lâu dài nó lại giúp bạn tiết kiệm được nhiều hơn.
Ví dụ với dự án làm cho khách hàng, storyboard giúp họ dễ dàng hình dung thành phẩm và dễ dàng thay đổi chính xác với mong muốn của họ trước khi sản xuất. Sửa chữa một cảnh hoặc hình ảnh trong storyboard dễ dàng và rẻ hơn nhiều so với sửa animation hoàn chỉnh.
Phát hiện Thiếu sót
Storyboard giúp bạn nhìn ra những điểm yếu và lỗ hổng trong câu chuyện. Nhìn vào storyboard, bạn dễ dàng nhận thấy cảnh nào chưa hợp lý hoặc thiếu sót. Giai đoạn này cho phép bạn hoàn thiện ý tưởng trước khi sản xuất.
III. Các loại Storyboard
Bên cạnh việc hiểu storyboard là gì, bạn cũng cần nắm được 3 loại storyboard phổ biến để lên kế hoạch cho video hoạt hình:
Storyboard Truyền thống
Storyboard truyền thống thường được vẽ trên giấy, sử dụng các bản phác thảo chì kết hợp với chú thích nội dung diễn ra trong mỗi cảnh. Truyện tranh là một ví dụ điển hình cho storyboard truyền thống. Loại Storyboard này phù hợp cho video đơn giản hoặc không cần nhiều thông tin cho nhóm sản xuất
Storyboard Thu nhỏ (Thumbnail Storyboard)
Bảng phân cảnh dạng thumbnail tương tự như bảng phân cảnh truyền thống ở chỗ có thể được thực hiện thủ công. Tuy nhiên, điểm khác biệt là storyboard dạng thumbnail có độ chi tiết cao, bao gồm mọi khía cạnh của mỗi cảnh quay trong một bản vẽ.
Với hình ảnh thu nhỏ hoặc hình vẽ cho từng cảnh quay riêng lẻ, storyboard dạng thumbnail giúp quá trình quay video dễ dàng hơn rất nhiều. Bạn chỉ cần thực hiện theo storyboard để có được tất cả các cảnh quay cần thiết.
Storyboard Kỹ thuật số
Storyboard kỹ thuật số là lựa chọn hoàn hảo cho những ai muốn tạo storyboard nhưng không có khả năng vẽ tay. Sử dụng phần mềm tạo storyboard, bạn có thể dễ dàng tạo ra các bảng phân cảnh chi tiết hoặc tối giản theo ý muốn.
IV. Các bước cần thiết để tạo ra một Storyboard
Bước 1: Xác định phong cách và giọng điệu tổng thẻ
Mỗi video cần có phong cách riêng, thể hiện cá tính thương hiệu. Phong cách này được xây dựng từ nhiều yếu tố như bảng màu, âm nhạc, hình ảnh…
Để dễ hình dung, hãy cân nhắc đối tượng khán giả của bạn. Video hướng đến đối tượng chuyên nghiệp sẽ có phong cách khác với video hướng đến trẻ em.
Bước 2: Xác định các cảnh quan trọng và timeline dự kiến
Liệt kê những thông điệp chính mà video cần truyền tải. Sau đó, lập danh sách từng cảnh quay sẽ đề cập đến các thông điệp này.
Ước tính thời lượng video để phân bổ cảnh quay hợp lý. Độ dài lý tưởng phụ thuộc vào nền tảng đăng tải. Ví dụ, video trên TikTok nên dưới 1 phút, trong khi video trên YouTube hay video bài giảng có thời lượng dài hơn.
Bước 3: Xác định các chi tiết cơ bản của từng cảnh
- Bối cảnh: Xảy ra ở đâu?
- Nhân vật: Có bao nhiêu người xuất hiện?
- Góc quay: Chụp như thế nào?
- Âm nhạc: Nền nhạc phù hợp với nội dung.
Mô tả chi tiết từng cảnh, bao gồm vị trí, nhân vật và hành động. Điều này giúp bạn lên kế hoạch chi tiết và truyền đạt ý tưởng một cách rõ ràng.
Bước 4: Viết Script trước
Mặc dù storyboard có thể được tạo trước kịch bản, việc chỉnh sửa storyboard thường tốn thời gian hơn so với sửa kịch bản. Do đó, nên ưu tiên viết kịch bản trước để tiết kiệm thời gian cho quy trình sản xuất video.
Bước 5: Chọn công cụ tạo Storyboard
Có nhiều cách để tạo storyboard, từ vẽ tay đơn giản đến sử dụng phần mềm chuyên dụng. Lựa chọn phù hợp phụ thuộc vào nhu cầu và ngân sách của bạn.
Bước 6: Phác thảo khung hình thu nhỏ
Tất cả các storyboard thường có một bố cục gồm một loạt khung trắng. Nếu bạn không muốn tự vẽ khung, các mẫu storyboard miễn phí là một lựa chọn tốt. Trước khi bắt đầu vẽ, bạn có thể chọn định dạng khung ưa thích của mình. Và hãy để lại không gian trống cho các ghi chú bổ sung.
Tương tự như việc tạo một bộ hoạt hình, bạn nên xử lý từng cảnh một trong storyboard. Không cần phải chi tiết cầu kỳ, bạn có thể sử dụng phần mềm tạo storyboard hoặc vẽ các bản phác thảo đơn giản. So sánh giữa hai phương pháp, việc vẽ bằng tay sẽ đơn giản hơn và giúp bạn truyền tải thông điệp một cách thực tế.
Nếu bạn không tự tin về khả năng vẽ, hãy sử dụng các hình que và người que. Hãy nhớ rằng, bạn không cần phải hoàn hảo để hoàn thành giai đoạn này.
Bước 7: Chú thích cảnh
Sau khi phác thảo, bạn cần viết mô tả ngắn gọn về những gì đang diễn ra trong mỗi khung hình. Hãy thêm một số ghi chú đơn giản bên dưới để mô tả chi tiết. Bạn cũng có thể bổ sung các hướng dẫn hữu ích cho quy trình sản xuất của mình. Ghi chú về các chi tiết như góc quay, văn bản trên màn hình và hiệu ứng đặc biệt của từng phần.
Bước 8: Tham khảo ý kiến và điều chỉnh Storyboard
Sau khi hoàn thành bảng phân cảnh, bạn nên nhờ đồng nghiệp hoặc khách hàng phân tích và góp ý. Điều này giúp bạn đánh giá xem storyboard có dễ hiểu hay không và liệu nó có mang lại hiệu quả cho công việc không. Nhờ vào phản hồi từ người khác, bạn cũng có thể tìm ra những sơ sót còn tồn đọng và các yếu tố mà bạn có thể cải thiện trong storyboard của mình.
Điều chỉnh storyboard sau khi thu thập những góp ý. Tuy nhiên, bạn không nên làm theo mọi ý tưởng mà người khác góp ý cho bạn. Thay vào đó, hãy chọn lọc những gì cần đưa vào storyboard và để nó trình bày ý tưởng của bạn một cách tốt nhất.
Những ví dụ mẫu Storyboard từ những bộ phim nổi tiếng
Animation storyboard là loại storyboard chuyên dụng cho các dự án hoạt hình. Nó bao gồm các chi tiết về chuyển động, thời gian và hành động của nhân vật. Dưới đây là một số ví dụ storyboard một số hoạt hình và phim nổi tiếng:
- Storyboard -The Harry Potter (2001–2011) movie series:
2. Storyboard – The Lion King (1994):
3. Storyboard – Fantastic Mr. Fox:
4. Storyboard – Jurassic Park:
V. Một Số Phần Mềm Tạo Storyboard
Phần mềm Storyboarder
Phần mềm chuyên dụng để tạo storyboard với các công cụ vẽ và bố cục trực quan, hỗ trợ script, phân cảnh và đánh dấu ghi chú dễ dàng.
Phần mềm Adobe Photoshop, Adobe Illustrator
Mặc dù không phải là phần mềm chuyên storyboard, nhưng với các công cụ vẽ và thao tác hình ảnh mạnh mẽ. Photoshop và Illustrator là lựa chọn linh hoạt cho các storyboard phức tạp, yêu cầu chi tiết cao.
Canva
Phần mềm thiết kế trực tuyến thân thiện với người dùng, cung cấp nhiều mẫu storyboard có sẵn và các công cụ kéo thả dễ dàng để tạo storyboard nhanh chóng.
Powerpoint, Google Slide
Có thể tận dụng các tính năng trình bày slide để tạo storyboard cơ bản. Ưu điểm là dễ dàng sử dụng và quen thuộc, tuy nhiên khả năng tùy chỉnh hình ảnh và bố cục có hạn chế.
Phần mềm Powtoon
Phần mềm tạo video hoạt hình đơn giản, cung cấp các khung hình hoạt hình có sẵn và các công cụ timeline để tạo storyboard động (animatic storyboard).
VI. Kết luận
Storyboard là một công cụ quan trọng giúp bạn tổ chức và lên kế hoạch cho dự án (video, hoạt hình, elearning,…). Bằng cách tạo ra một storyboard chi tiết, bạn có thể truyền đạt ý tưởng một cách rõ ràng cho các bên liên quan trong dự án. Giúp tiết kiệm thời gian và nâng cao chất lượng sản phẩm cuối cùng.
Trước đây có thể các bạn đã nghe đến Storyboard làcông cụ quen thuộc trong một bộ phim hay một đoạn hoạt hình. Nhưng khi áp dụng vào lĩnh vực eLearning, storyboard lại có phần đặc biệt hơn với những yêu cầu về nội dung đào tạo và thiết kế bài tập tương tác, hình ảnh, âm thanh giúp truyền tải kiến thức hiệu quả tới người học. Cùng khám phá những điểm khác biệt này trong bài “Storyboard trong eLearning có gì đặc biệt?“